Hướng dẫn vệ sinh và bảo quản đệm bông ép mặt cao su đúng cách

Hướng dẫn vệ sinh và bảo quản đệm bông ép mặt cao su đúng cách
Ngày đăng: 10/04/2023 01:40 PM

 

Đệm bông ép mặt cao su là gì
Đệm bông ép mặt cao su là tấm lót lớn được tích hợp các tính năng vượt trội của 2 dòng sản phẩm ra mắt trước đó là đệm bông ép và đệm cao su. Cấu tạo của ruột đệm bao gồm 2 mặt: 1 mặt bông ép và 1 mặt cao su.

Mặt bông ép phía trên được sản xuất từ nguyên liệu bông tự nhiên nhấp khẩu cao cấp. Dưới quy trình ép cách nhiệt theo chiều đứng và chiều ngang, khối bông ép có độ cứng và độ phẳng tốt nhất trong thành phần khác như cao su, lò xo... Bề mặt của đệm bông ép mặt cao su giúp tối ưu hóa độ bền chắc và cố định kết cấu cho toàn bộ sản phẩm.

Mặt cao su mềm của đệm nằm ở phía dưới. Nguyên liệu của lớp này thường là cao su thiên nhiên hoặc cao su tổng hợp đã qua quá trình khử mùi, không có mùi hắc khó ngửi gây chóng mặt, buồn nôn hoặc chỉ có mùi cao su tự nhiên rất nhẹ, sẽ mất hết sau khoảng thời gian dài sử dụng. Mặt cao su trải qua công đoạn sơ chế và khử trùng, có khả năng kháng khuẩn cao, hạn chế mọi vi sinh bệnh và nấm mốc gây bệnh. Các lỗ khí cùng rãnh thoát nhiệt giúp đệm luôn thông thoáng, mát mẻ, không bị bí hơi, hầm nóng, phù hợp với khí hậu 4 mùa của Việt Nam.

Ngoài ra, vỏ bọc ngoài lõi đệm có tính thẩm mỹ cao, đảm bảo chất lượng ban đầu của đệm trước các tác động trực tiếp của môi trường. Vỏ đệm còn được nghiên cứu đầu tư để cho ra nhiều kiểu dáng, hoa văn hợp thời trang, phục vụ cho nhu cầu người tiêu dùng ở nhiều phân khúc.

Với những ưu điểm vượt trội, đệm bông ép mặt cao su lại có giá thành “mềm mại”. Đây là sự lựa chọn mà bạn nên cân nhắc cho khoản tiết kiệm của gia đình.

Một số nguyên nhân gây ra vết bẩn và mùi khó chịu
 Sau khoảng thời gian dài sử dụng các tác nhân từ bên ngoài môi trường. Những tác nhân này sẽ để lại vết ố và mùi hôi khó chịu. 

Những nguyên nhân gây ra vết bẩn và mùi hôi khó chịu bao gồm:

Vết bẩn đến từ bụi bẩn trên cơ thể khi tiếp xúc với môi trường bên ngoài, bụi bẩn từ không khí bao quanh đệm.
Vết bẩn, mùi hôi đến từ chính cơ thể chúng ta như tóc, tế bào da chết, móng tay, móng tay, mồ hôi,...
Vết bẩn, mùi hôi đến từ đồ ăn thức uống như bánh kẹo, cà phê, trà, sữa,...
Vết bẩn, mùi hôi do vật nuôi gây ra như lông chó mèo, nước tiểu, phân,...
Vết bẩn, mùi hôi của trẻ con như nước tiểu, vết nôn trớ,...
Những vết bẩn này để lâu sẽ ảnh hưởng đến chất lượng ban đầu của đệm bông ép mặt cao su, mỹ quan của căn phòng, nguy hiểm hơn có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người nằm.

Tác hại không ngờ của việc sử dụng đệm bông ép mặt cao su bẩn
 Việc sử dụng đệm bẩn, kém vệ sinh gây ảnh hưởng đến chất lượng ban đầu của đệm. Thời hạn sử dụng đệm có thể bị giảm xuống, gây tốn kém một khoản chi tiêu cho việc sắm sửa đồ dùng mới. Bên cạnh đó, vết bẩn của vỏ đệm có thế làm ảnh hưởng đến kết cấu của lõi đệm khiến bạn phải thay toàn bộ tấm đệm.

Hơn thế nữa, khi sử dụng đệm không vệ sinh gây ra vết ố vàng, tạo ra mùi hôi và cảm giác khó chịu, bí bách và cản trợ trực tiếp đến giấc ngủ của người sử dụng. Từ đó, mức độ tập trung cho công việc và học tập cũng bị giảm sút.  

Đệm bông ép mặt cao su bẩn còn là nơi trú ngụ lý tưởng cho các loại vi sinh vật, nấm mốc gây hại cho sức khỏe của người sử dụng. Chúng ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ miễn dịch của cơ thể, gây ra các căn bệnh về hô hấp, về da như mụn, mẩn đỏ, dị ứng, nhiễm trùng, viêm da... nhất là ở người già, trẻ nhỏ, người có làn da nhạy cảm.

Đó có thể là các bào tử nấm thậm chí là vi khuẩn Ecoli gây bệnh tiêu chảy, nhiễm trùng đường ruột. Chúng có thể lây lan từ đệm đến cơ thể, từ người này sang người khác một cách nhanh chóng. Nguy hiểm hơn cả là các siêu vi khuẩn có khả năng kháng thuốc rất khó điều trị.

Ngoài ra, đệm bẩn khiến chất lượng của đệm bông ép mặt cao su đi xuống. Các hiện tượng xẹp, lún xuất hiện tượng nhức mỏi, võng lưng, sai tư thế.

Quy trình vệ sinh đệm bông ép mặt cao su
 Đệm bông ép mặt cao su được cấu tạo 2 lớp: 1 lớp cao su, 1 lớp bông ép và phần vỏ đệm. Thiết kế của đệm kế thừa những ưu điểm từ đệm bông ép bao gồm 1 tấm hoặc gấp 2, gấp 3, giúp việc sử dụng, vệ sinh và bảo quản được thuận tiện hơn.

Việc vệ sinh đệm bông ép mặt cao su trải qua các bước sau:

Nắm rõ chất liệu của đệm
Mỗi chất liệu lại có những đặc tính riêng biệt yêu cầu cách thức vệ sinh khác nhau. Nắm rõ chất liệu của đệm là việc rất quan trọng mà chúng ta thường hay bỏ qua. Điều này đảm bảo chúng ta đưa ra những quyết định chuẩn xác nhất để giải quyết vết bẩn và mùi hôi.
huẩn bị hóa chất và dụng cụ
Dụng cụ sử dụng để vệ sinh đệm bông ép mặt cao su bao gồm: găng tay, khẩu trang, 1 cây gậy, khăn vải khô thấm nước, máy sấy, máy hút bụi mini.

Việc chuẩn bị hóa chất phụ thuộc vào nguồn gốc và đặc điểm của chất bẩn. Các loại chất tẩy thường được sử dụng như baking soda, oxi già, nước rửa bát, bột giặt, nước xả. Tuyệt đối không sử dụng hóa chất mạnh gây ảnh hưởng chất lượng chung của toàn bộ đệm.

Giặt vỏ đệm
Vỏ đệm thường được làm từ chất liệu gấm hoặc satin nhập khẩu. Chúng khá gần với chất liệu quần áo thông thường nên chúng ta có thể chọn lựa giữa giặt tay và giặt máy. 

Trước khi giặt, bạn nên vò đệm và ngâm trong nước ấm với xà phòng. Với những loại vết bẩn cứng đầu, vỏ đệm nên được ngâm khoảng 1 giờ đồng hồ. Sau đó, chúng ta tiếp tục vò qua nước sạch hoặc cho vào máy giặt đặt chế độ nhẹ. Lưu ý nên kéo khóa kín trước khi cho vào máy giặt; tránh sử dụng các chất tẩy mạnh làm giảm độ bền của vỏ đệm.

Vệ sinh ruột đệm
Việc rắc xà phòng lên rồi xịt nước khiến đệm nhanh bị xẹp lún do chất liệu cao su và bông ép của đệm đều kị nước. Các liên kết của sợi bông bị cắt đứt. Bước vệ sinh đầu tiên là dùng gậy đập để hầu hết bụi bẩn ở đệm văng ra. Tiếp đến dùng máy hút bụi hút sạch bụi và những sợi bông thừa trong từng góc đệm.

Một mẹo nhỏ nếu bạn không có máy hút bụi mini có thể dùng khăn ướt hoặc dùng ga trải đệm đã nhúng nước rồi vắt sạch, phủ lên toàn bộ mặt bông ép của đệm. Bụi bẩn khi văng ra sẽ bị hút vào khăn không làm ảnh hưởng đến không gian xung quanh. Một số dòng đệm hiện nay được ép theo công nghệ hiện đại, các sợi bông không sử dụng keo dính liên kết nên bạn có thể giặt trực tiếp dưới vòi hoa sen mà vẫn đảm bảo kết cấu của đệm.

Với vết bẩn trên mặt cao su, bạn có thể sử dụng baking soda bôi lên bề mặt, để tầm 30 phút rồi dùng khăn thấm nước lau sạch. Vết bẩn sẽ phải dần khi được lau liên tục nhiều lần sau đó dùng quạt hoặc máy sấy đến khi khô hẳn.

Nếu thấy cần thiết, bạn có thể sử dụng dịch vụ giặt đệm. Chỉ nên giặt đệm 1-2 lần mỗi năm để đảm bảo chất lượng của đệm.

Zalo
Hotline